Home » Premier League
Monday, March 5, 2012
Cầu thủ đi ăn trộm và chuyện cười ra nước mắt
De Gea từng bị bắt chỉ vì ăn trộm bánh
Cầu thủ đi ăn trộm và chuyện cười ra nước mắt
Thứ Hai, 05/03/2012, 11:01 AM (GMT+7)
Sự kiện: Những “trò bẩn” trong bóng đá
Cầu thủ là một trong những nghề kiếm bộn tiền trong thế giới hiện nay. Hình ảnh các cầu thủ ngôi sao luôn gắn liền với cuộc sống xa xỉ mà chỉ người giàu mới có được: xe hơi xịn, bạn gái xinh, đồ hàng hiệu… Tuy nhiên, một lúc nào đó, cầu thủ trở thành kẻ trộm. Họ ăn trộm không phải vì túng thiếu. Đơn giản vì họ… thích nẫng một thứ gì đó của người khác.
BÓNG ĐÁ 24H LUÔN CẬP NHẬT NHANH NHẤT, 15 PHÚT SAU KHI CÁC TRẬN ĐẤU KẾT THÚC ĐÃ CÓVIDEO CLIP BÓNG ĐÁ VÀ THỂ THAO
Những triệu phú thích “cầm nhầm”
Người ta nói giới cầu thủ cũng là một xã hội thu nhỏ, dù nó có vẻ bề ngoài hào nhoáng hơn nhiều so với đời thường. Trong xã hội thu nhỏ ấy, có những quý ông, có những người hùng, và tất nhiên, có đủ cả thứ xấu xa. Tuy nhiên, nghĩ đến chuyện các cầu thủ giàu có “nhặt nhạnh” vài món đồ rẻ tiền trong siêu thị hay ở bưu điện là điều khá khó tin. Song, đấy là sự thật.
Mới đây nhất, thủ môn David De Gea của Manchester United đã bị “bắt tại trận” sau khi máy quay của siêu thị ghi lại cảnh cầu thủ người Tây Ban Nha ăn vội vàng mấy chiếc kẹo ngọt và bình thản đi ra cửa trước. David De Gea có thu nhập là 70.000 bảng/tuần, song, dường như anh không sẵn sàng trả 1.19 bảng cho những chiếc kẹo Krispy Kreme. Anh bị nhân viên anh ninh của siêu thị giữ lại trong vài giờ. Sau đó, David De Gea phân trần rằng sự cố tại siêu thị chỉ là hiểu nhầm, song, chẳng mấy ai tin.
Lương của De Gea dư sức mua cả xe tải bánh, thế nhưng...
Graham French đã hành động hết sức bồng bột. Ông ta nên học hỏi Nathan Dyer, cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo của Southampton. Dyer thực hiện việc ăn cắp có tổ chức và kế hoạch đàng hoàng. Kế hoạch của cầu thủ sinh năm 1987 và hiện đang khoác áo Swansea là đến các siêu thị, cửa hàng lớn để rạch túi những người phụ nữ lấy điện thoại di động. Để thực hiện “mưu đồ” của mình, Nathan Dyer lôi kéo người đồng đội Bradley Wright – Phillips vào vai người che chắn cho mình. Bộ đôi này đã thực hiện thành công một vài vụ trước khi bị bắt tại siêu thị Bar Bluu ở Southsea (Portmouth). Họ bị kết tội vì ăn trộm 145 bảng, 3 điện thoại di động và một số đồ lặt vặt của nhân viên phục vụ quầy.
Chuyện cười ra nước mắt về những cầu thủ ăn trộm
Nathan Dyer, Graham French là những tên trộm vặt. Nói về việc ăn trộm trong giới cầu thủ, hai người đó phải gọi Frank McAvennie là “sư tổ”. McAvennie là cầu thủ người Scotland từng lừng danh vào thập niên 80 thế kỷ trước, ông từng khoác áo Aston Villa, Celtic, West Ham. Hồi tháng 8/1991, Frank McAvennie bị cảnh sát bắt giữ với số tiền 100.000 bảng vừa trộm được trong người. Không nhận tội ăn cắp, McAvennie lý giải rằng anh “mượn tiền” để làm một công việc hết sức có ý nghĩa: lưu giữ cho đời một bảo vật hết sức quý giá là chiếc rương của bọn cướp biển Vikings được tìm thấy ở đông bắc Ireland. Tất nhiên, chẳng có chiếc rương nào cả. McAvennie phải ngồi tù 4 tháng.
McAvennie có thể ăn trộm vì tham tiền, nhưng, với Peter Storey, cựu cầu thủ của Arsenal, ăn trộm là một cách giải trí đầy hấp dẫn. Tiền rủng rỉnh, Storey quyết định mạo hiểm bằng cách đi ăn cắp xe. Xe hơi, xe máy, thậm chí cả xe đạp – Storey đều không từ. Năm 1990, Storey bị bắt tại sân bay Heathrow (London) sau khi trở về từ Pháp. Trong người Storey có gần 20 cuộn băng phim cấp 3. Điều tra ra mới biết Storey ăn trộm tại một cửa hàng ở Marseille.
Marlon King là ông vua phạm pháp trong giới cầu thủ
Thử tìm một lời giải thích
Như đã nói từ đầu, cầu thủ hiện tại là những cỗ máy kiếm tiền. Họ chẳng thiếu thốn thứ gì. Vì thế, việc hàng loạt cầu thủ có tên tuổi vướng vào vòng lao lý vì các hành vi trộm cắp vặt là điều khó giải thích.
Trong từ điển y khoa toàn thư của NXB Oxford (1997), người ta nhắc đến căn bệnh tâm lý có tên kleptomanie, hiểu nôm na là tật thích ăn cắp vặt. Đây là một trạng thái rối loạn tâm lý, người bệnh luôn bị thúc ép chôm chỉa thứ gì đó, dù họ không có nhu cầu. Thậm chí, người bệnh ăn cắp xong sẽ vứt đi, vì họ thực hiện hành vi ăn cắp chỉ để giải tỏa tâm lý. Rất nhiều người cho rằng những cầu thủ nói ở trên cũng mắc căn bệnh này.
Một số người khác tin rằng hành động ăn cắp của các cầu thủ bóng đá chỉ là kiểu chơi trội. Họ là ngôi sao, và họ muốn làm điều gì đó khác thường. Họ cảm thấy nhàm chán với cuộc sống sung túc, và họ muốn mạo hiểm, muốn thử cảm giác, dù đôi khi vật bị ăn cắp chỉ là chiếc quần lót hay cái kẹo. Không có cuộc nghiên cứu chính thức nào về tật ăn cắp vặt của giới cầu thủ, vì thế, những việc như vậy chỉ là câu chuyện nhắc đến làm vui.
Comments[ 0 ]
Post a Comment