Tin Tức Trong Và Ngoài Nước: Tam Giang

Báo Tuổi Trẻ và Pháp Luật Tin Nhanh 24h

Ngắm Thiếu Nữ Tắm Tiên Nơi Miền Sơn Cước

10:13 AM |
Những bộ quần áo được trút bỏ nhẹ nhàng, mái tóc đen huyền búi cao, thân hình tuyệt mỹ của sơn nữ chìm dần xuống dòng suối tinh khiết.

 Với người bình thường hẳn đã là kỳ thú, với những người ham thích phiêu lưu, khám phá thì được một lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của các sơn nữ “tắm tiên” quả là một niềm hạnh phúc.

Mỗi buổi chiều tà, khi ánh hoàng hôn vừa tắt, những cô gái dân tộc lại túm năm tụm ba rủ nhau ra những con suối để xua đi những bụi bẩn sau một ngày lên nương làm việc vất vả.

 Những bộ quần áo được trút bỏ một cách nhẹ nhàng, mái tóc dài đen huyền búi lên cao, thân hình tuyệt mỹ của các sơn nữ dân tộc từ từ chìm dần xuống dòng suối tinh khiết. Làn da trắng ngần nhấp nhô, huyền ảo trong làn nước mát lạnh trong xanh của núi rừng khiến các cô gái như những tiên nữ trong bức tranh thủy mặc.
Ấy thế nhưng bây giờ cái tục lệ từ ngàn xưa ấy đang dần mai một và sắp biến mất vĩnh viễn bởi sự phồn vinh của xã hội công nghiệp đã gõ tới từng cánh cửa nhà sàn.


Những con đường được nối dài đến các xóm, bản miền núi, tiếng xe máy gào rú chạy ầm ầm qua các con suối, các tour du lịch đưa những đoàn khách thăm quan từ đồng bằng ồ ạt đổ bộ lên miền sơn cước. Những con người xa lạ, hiếu kì khiến những “tiên nữ” không còn cảm giác an toàn. Thay vì ra những bến tắm như trước đây, họ múc nước về nhà, tìm những nơi thật kín đáo để tắm nhằm lẩn trốn những ánh mắt tò mò.
Những phong tục tập quán độc đáo đang dần phôi pha, chìm vào quên lãng. Bây giờ để tìm được nơi có những sơn nữ tắm tiên quả là một điều cực kỳ hiếm hoi.

Lần theo những dấu vết của những bức ảnh chụp thiếu nữ tắm tiên tôi tìm đến những dòng suối của người dân tộc ở bản Bến Thân Đồng Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ, để mong được tận mắt thấy lại vẻ đẹp huyền thoại của các sơn nữ.



Bản Bến Thân nằm cách trung tâm huyện Tân Sơn, Phú Thọ hơn 40 km, bản nằm trên cao nên đường đi đều là những con dốc cao ngoằn nghèo xuyên qua các cánh rừng rậm ẩm ướt.
Rất nhiều những nhiếp ảnh gia đã từng lặn lội đến đây và chụp được những bức ảnh để đời về vẻ đẹp tắm tiên của các cô gái miền sơn cước. Những dòng suối ở đây vẫn trong suốt và chảy không ngừng, nhưng không biết các sơn nữ liệu có còn tắm tiên ở đây.


Cầm chắc chiếc máy ảnh trong tay, tôi men theo dòng suối ở bản Thân suốt một ngày trời nhưng chẳng thấy bóng dáng của một sơn nữ nào lảng vảng ra đây, chứ chưa nói đến chuyện tắm tiên, thi thoảng có vài người đàn ông đi rừng ghé qua ngồi nghỉ ngơi hay lũ trẻ con rủ nhau đi câu.

Đến lúc chiều tối, bắt đầu có rất nhiều sơn nữ ra suối nhưng họ không ra tắm mà ra chỉ để giặt quần áo bẩn thay ra khi tắm ở nhà, ngồi thêm một lúc thì tôi đành phải ra về vì trời đã tối om, dù có tiên nữ đi tắm cũng không thể chụp được nữa.


Đi vào trong bản Bến Thân tôi tìm gặp trưởng bản Lý Văn Seng để hỏi chuyện thì được ông cho biết: “Trước đây cả cái bản Bến Thân này từ người già đến trẻ nhỏ, từ nam đến nữ cứ buổi chiều là ra suối tắm, nhưng từ 3 năm nay thì chuyện đi tắm suối đã không còn nữa, hầu hết mọi người đều tắm ở nhà, chỉ có ít người đàn ông đi làm tiện qua suối thì nhảy xuống cho mát mẻ rồi về nhà mà thôi”.

Khi tôi hỏi vì sao nét đẹp truyền thống đó không được gìn giữ, trưởng bản cười tủm tỉm nói: “Từ hồi làm đường, với bản có điện, nhiều người dưới xuôi bắt đầu lên đây làm ăn, lâu dần bản cũng tấp nập người đi lại, nhiều người đi tắm suối cởi đồ hay bị người lạ nhìn thấy rồi họ sẵn máy móc lôi ra quay phim, chụp ảnh cười ầm ĩ với nhau nên các cô gái trong bản sợ không dám đi tắm tiên nữa mà thường mang nước về tắm tại nhà”.


Ông trưởng bản cũng cho tôi biết thêm: “Nếu nhà báo muốn tìm sơn nữ tắm tiên bây giờ chỉ có cách đi xuyên qua rừng quốc gia Xuân Sơn, tìm vào xóm người Mường, người Dao ở Xuân Sơn (Tân Sơn, Phú Thọ), thì có lẽ vẫn còn, vì đường vào đó chưa làm hết. Các hộ dân hầu như vẫn sống biệt lập, ít giao lưu với thế giới bên ngoài.”
Câu nói của ông khiến tôi đang như kẻ lạc lối giờ tìm ra con đường đi đúng hướng. Chào tạm biệt ông, tôi đi xe hướng về Xuân Sơn nơi giáp ranh giữa Sơn La và Hòa Bình để tìm cho kỳ được dòng suối vẫn còn lưu giữ nét đẹp tắm tiên của các cô gái miền sơn cước.

Con đường đi qua rừng quốc gia Xuân Sơn kéo dài gần 30 km, xe đi phải cài số 1 mới đi lên được những đoạn dốc gần như thẳng đứng, trong rừng lại rất nhiều vắt, chỉ cần đỗ xe lại một lúc thôi là sẽ bị những sinh vật này hút máu.
Càng đi sâu vào tận cùng xã Xuân Sơn, đường càng thêm heo hút, nhiều đoạn đường nước suối chảy tràn lên chắn ngang đường, ngập đến nửa bánh, đi không vững tay lái dễ bị cuốn trôi cả người lẫn xe xuống vực như chơi.

Qua sự hỏi thăm người dân nơi đây, họ cho tôi biết đúng là ở Xuân Sơn người dân vẫn giữ được tục đi tắm suối, nhưng phải đi vào nơi heo hút nhất của xã là bản Cỏi mới có thể được chiêm ngưỡng cảnh các cô gái chập chiều nô đùa dưới dòng nước suối trong xanh mát lạnh…



Xem thêm…

Đến Tam Giang Thưởng Thức món ghẹ hấp bia - Quảng Điền

6:04 PM |
Nói tới ghẹ ai mà hổng mê hổng ham, nhất là tuổi "teen", tuổi của những ai vừa bước qua lớp chồi lớp lá đôi ngày. Thì món ghẹ hấp bia luôn làm mê mẩn bao người. Cuối tuần mà lang thang la cà đâu đó, ghé vô hàng quán dọc đường thưởng thức vài con ghẹ hấp, thì có gì tuyệt vời hơn rứa nữa hè.
 
http://www.nhahangnamlong.vn/images/product/Mon_ghe.jpg

     Ghẹ là một loài hải sản của miền biển. Nhất là vùng miền Trung, vùng đầm phá Tam giang của Quảng Điền quê tôi, mùa này có rất nhiều ghẹ. Một loại đặc sản biển nổi tiếng ở các vùng ven biển Nam Trung bộ và Nam bộ. Ghẹ giống như cua biển, nhưng mỏng mảnh hơn, vỏ mềm, mình hơi dẹp. Có hai loại ghẹ chính là ghẹ bông và ghẹ xanh. Ghẹ bông mai màu nâu sáng, có hoa văn nhiều màu sặc sỡ, càng và ngoe trắng hồng. Ghẹ xanh mai và càng đều xanh lơ, lốm đốm trắng. Ghẹ tươi có thịt săn chắc, rất ngọt lại mềm nữa.
     Ghẹ hấp bia là món ăn ngon, dễ làm, được nhiều ưng ý và ưa thích. Ghẹ mua về cứ rửa sạch bỏ vô nồi hấp, đập thêm vài củ xả nữa cho thơm. Cho chừng một hai chai bia Huda vô. Hấp chừng 10 phút thôi là ngon lành rồi. Ghẹ hấp bia phải ăn lúc còn nóng mới ngon. Nhớ làm chén muối chanh tiêu cho thiệt ngon lành, thêm rau răm tươi cho thêm phần hấp dẫn. Dùng tay bóc cái mai ghẹ ra, thì đã thấy lộ ra tảng gạch chắc nịch, vàng rộm, bẻ con ghẹ thành hai hoặc ba bốn miếng chi đó tùy thích, gỡ ra những thớ thịt trắng muốt. Lấy muỗng nhỏ múc gạch, cho vô chén.
 
http://i99.photobucket.com/albums/l289/Lylys33/My%20Recipe/Ghe/DSC00391.jpg

     Gạch của ghẹ mùa này rất béo, hòa lẫn trong vị chua cay dịu ngọt làm nhức cả răng lưỡi. Một thứ hải sản đã làm mê mẩn ngây ngất thật tuyệt vời cho bao người. Với hương vị đặc trưng, ngọt ngào của ghẹ, thì một lần ăn thì thêm một lần nhớ. Tình ghẹ tuy nhỏ nhỏ nhưng sao mà khó quên quá ai ơi.
     Thời gian bỗng dưng như chậm lại cũng chỉ vì mấy con ghẹ hấp bia này. Từ từ tay trong tay chỉ còn tình ta với ghẹ. Chung thủy và thiệt tình đến từng con một. Mùi thơm đặc trưng của biển khơi, của đất trời với ghẹ... với rau răm hòa lẫn trong mùi chua cay mằn mặn của tiêu của ớt... của chanh. Thật khó lòng mà ngó lơ trước một dĩa ghẹ vừa đươc hấp bia còn nghi ngút khói. Nói thiệt tình thì hình như bia đã là đôi bạn tri kỷ với muôn loài hải sản của biển thì phải.
     Sao ghẹ hấp với bia đã làm mê mẩn lòng bé Ty ghê gớm rứa không biết nữa. Có phải vì trót ham mê ghẹ hay vì mùi thơm nức nở cả môi miệng mình, nên thấy ghẹ hấp bia lúc nào cũng hấp dẫn quyến rũ cuốn hút kỳ lạ. Về mùa này ở bến đò Bến Tu bên bờ phá Tam Giang bày bán rất nhiều ghẹ tươi ngon lành lắm. Chỉ chừng 10 - 15 ngàn đồng ký thôi thì đã có được món ngon cho mình rồi.
 
xeexpress.com

     Tháng 6 miền Trung nắng hãy còn nóng lắm. Nhưng trước vùng đầm phá Tam Giang vẫn luôn lồng lộng gió của biển khơi.Thưởng thức món ngon lại rẻ thì khoan khoái khác gì được hóng làn gió mát rượi đâu.Nếu một lần thưởng thức món ghẹ tươi rói hấp bia Huda - Huế thì biết bao giờ bạn quên đâu.
Xem thêm…